Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Định hướng một số nhiệm vụ sắp xếp ĐVHC và tổ chức CQĐP 02 cấp; về tổ chức bộ máy; CBCCVC khi thực hiện sắp

xã Thiện Tân_800_22042025091242.jpg

     Ngày 15/04/2025, Ban Chỉ đạo Sắp xếp ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức CQĐP 02 cấp có Công văn số 03/CV-BCĐ về định hướng một số nhiệm vụ sắp xếp ĐVHC và tổ chức CQĐP 02 cấp; về tổ chức bộ máy, CBCCVC khi thực hiện sắp xếp. Trong đó:

     1. Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã

     Để đáp ứng tiến độ sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Kết luận số 137-KL/TW và có sự linh hoạt, chủ động cho các địa phương tổ chức thực hiện phù hợp với thực tiễn, tại khoản 2 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07/4/2025 của Chính phủ về Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đã quy định: UBND cấp tỉnh tổ chức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn ĐVHC cấp tỉnh thực hiện sáp nhập (đối với chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh), ở những ĐVHC cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp (đối với chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã); quyết định hình thức và trình tự, thủ tục, thời hạn lấy ý kiến phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, bảo đảm tiến độ trình Hồ sơ đề án sắp xếp ĐVHC theo yêu cầu tại Kết luận số 137-KL/TW và Nghị quyết này.

     Để bảo đảm thống nhất về nội dung, trình tự, thủ tục lấy ý kiến Nhân dân tại địa phương, đề nghị UBND cấp tỉnh có thể lựa chọn hình thức phát phiếu lấy ý kiến  hoặc lựa chọn các hình thức phù hợp khác như lấy phiếu qua trang thông tin điện tử, họp đại diện hộ gia đình tại ĐVHC cấp xã, thôn, tổ dân phố để biểu quyết,... Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã có thể thực hiện đồng thời với việc lấy ý kiến đối với chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh.

     2. Về cơ quan chủ trì xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh và cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân

     Căn cứ Nghị quyết số 60-NQ/TW, ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Kết luận số 137-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đề nghị Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy (nơi được lựa chọn đặt trung tâm chính trị - hành chính) chủ trì, phối hợp với Ban Thường vụ tỉnh ủy cùng cấp sáp nhập xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh. Đối với việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân trên địa bàn của địa phương nào thì Ban Thường vụ tỉnh, thành ủy nơi đó chỉ đạo tổ chức lấy kiến.

     3. Về chức chính quyền địa phương cấp xã (xã, phường, đặc khu)

     3.1 về cơ cấu tổ chức

     - Chính quyền địa phương cấp xã gồm có HĐND và UBND.

     - HĐND cấp xã thành lập 02 Ban là Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội.

     - UBND cấp xã thành lập tối đa 04 phòng và tương đương phù hợp với đặc điểm đô thị, nông thôn, hải đảo, gồm: (1) Văn phòng HĐND và UBND, (2) Phòng Kinh tế (đối với xã, đặc khu) hoặc Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị (đối với phường và đặc khu Phú Quốc), (3) Phòng Văn hóa - Xã hội, (4) Trung tâm phục vụ hành chính công (xác định là tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp xã). Giao UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, diện tích tự nhiên, quy mô dân số của ĐVHC để quyết định số lượng cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cho phù hợp (nhưng không vượt quá 04 phòng và tương đương). Trường hợp địa phương tổ chức số lượng cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp xã dưới 03 đầu mối thì có thể bố trí tăng 01 Phó Chủ tịch UBND để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo.

     - Đối với trường hợp 01 ĐVHC cấp xã giữ nguyên (không sắp xếp), giao địa phương căn cứ vào điều kiện thực tế để xem xét quyết định số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cho phù hợp hoặc không tổ chức các phòng chuyên môn theo hướng dẫn chung (trừ các Ban của HĐND hiện có) mà phân công công chức chuyên môn trực tiếp đảm nhiệm các vị trí việc làm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương cấp xã mới. Trường hợp không tổ chức các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp xã, giao UBND cấp tỉnh quyết định tăng biên chế so với số lượng biên chế cán bộ, công chức cấp xã hiện nay để thực hiện các nhiệm vụ mới chuyển giao từ cấp huyện. Dự kiến số lượng biên chế không quá 40 cán bộ, công chức, trong đó tập trung cho công chức trực tiếp đảm nhiệm các lĩnh vực công tác xây dựng Đảng, công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, công tác chính quyền.

     - Tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự ở ĐVHC cấp xã mới sau sắp xếp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

     3.2 Về biên chế

     - Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để bố trí biên chế cấp xã, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới; có thể tăng cường cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh về cấp xã.

     - Trước mắt giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức của cấp huyện, cấp xã hiện có để bố trí làm việc tại cấp xã và thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản theo đúng quy định của Chính phủ; dự kiến biên chế bình quân của mỗi cấp xã khoảng 32 biên chế (không bao gồm khối đảng, đoàn thể).

     - Về biên chế viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập

     Trên cơ sở phương án sắp xếp, cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực tại cấp xã mới theo hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các địa phương có trách nhiệm bố trí chỉ tiêu biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách trong tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao, bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, thực hiện đẩy mạnh tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng địa bàn.

     3.3 Đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và thôn, tổ dân phố hiện nay

     - Kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay kể từ ngày 01/8/2025. Giao chính quyền địa phương xem xét, có thể sắp xếp, bố trí người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố và thực hiện chế độ, chính sách đối với các trường hợp không bố trí công tác theo quy định.

     - Tiếp tục xác định thôn, tổ dân phố là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, không phải là cấp hành chính. Trước mắt giữ nguyên các thôn, tổ dân phố hiện có; sau khi hoàn thành sắp xếp ĐVHC các cấp, Chính phủ sẽ giao Bộ Nội vụ nghiên cứu và hướng dẫn theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về việc sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, phục vụ trực tiếp đời sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn.

     3.4. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập

     Việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện hiện nay để chuyển giao, thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp xã sau sắp xếp thực hiện theo định hướng tại Kết luận số 137-KL/TW và hướng dẫn của các Bộ quản lý chuyên ngành, lĩnh vực sự nghiệp. Cụ thể như sau:

     - Đối với lĩnh vực giáo dục: Giữ nguyên các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non công lập và chuyển giao cho chính quyền địa phương cấp xã quản lý. Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc UBND cấp huyện hiện nay sẽ chuyển về Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý và tổ chức lại để thực hiện cung ứng dịch vụ theo khu vực liên xã, phường.

     - Đối với lĩnh vực y tế: Duy trì các Trạm Y tế xã, phường hiện có để đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn. Căn cứ vào diện tích, quy mô dân số của ĐVHC cấp xã mới, UBND cấp tỉnh có thể tổ chức lại thành 01 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp xã để thực hiện nhiệm vụ về phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn. Đối với các trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa thuộc UBND cấp huyện hiện nay sẽ chuyển về Sở Y tế quản lý để sắp xếp, tổ chức cung ứng dịch vụ theo khu vực liên xã, phường.

     - Sắp xếp, tổ chức 01 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp xã để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu cho người dân trên địa bàn (cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, nông nghiệp, môi trường,...).

     - Sắp xếp lại, tổ chức 01 đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ chi thường xuyên (Ban quản lý dự án) thuộc UBND cấp xã để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực xây dựng, phát triển quỹ đất, giải phóng mặt bằng,... trên địa bàn. Trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh có thể thành lập đơn vị sự nghiệp thuộc Ban quản lý dự án của UBND cấp tỉnh để cung ứng dịch vụ theo khu vực liên xã, phường.

     - Giao UBND cấp tỉnh thực hiện việc cơ cấu lại hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả, bảo đảm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu gắn với cơ cấu lại, giảm viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo yêu cầu của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

     4. Một số nội dung có liên quan khác

     - Chính quyền địa phương cấp tỉnh nơi dự kiến bố trí trụ sở hành chính của ĐVHC mới sau sắp xếp có trách nhiệm chủ động cân đối, bố trí ngân sách để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các trụ sở làm việc được tiếp tục sử dụng phục vụ hoạt động của ĐVHC sau sắp xếp; quan tâm đến nhà ở công vụ, phương tiện phục vụ công tác và nhu cầu đi lại cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để ổn định điều kiện làm việc tại ĐHVC mới sau sắp xếp.

     - Khi triển khai thực hiện sắp xếp ĐHVC cấp tỉnh, giao địa phương căn cứ điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của bộ máy chính quyền có thể bố trí tỷ lệ hợp lý số lượng cán bộ, công chức, viên chức làm việc đồng thời tại trụ sở hành chính của tỉnh cùng sáp nhập và tại trung tâm hành chính - chính trị của ĐVHC mới để bảo đảm công tác quản lý nhà nước tại các địa bàn của tỉnh cùng sáp nhập và giảm bớt khó khăn việc đi lại, sinh hoạt của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong giai đoạn đầu sáp nhập.​
651785.pdf

Trần Duy Phúc (Phòng ngân sach nhà nước)

Các tin khác

Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Kết quả thu hút đầu tư

- Lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp

Dướng dẫn đăng ký doanh nghiệp

- Lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam

- Lĩnh vực ODA

BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

- Lĩnh vực đấu thầu

- Lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Lĩnh vực đầu tư vào nông nghiệp nông thôn

- Lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

- Lĩnh vực Thành lập và sắp xếp lại doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TÀI CHÍNH - ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Sở Tài Chính - Đồng Nai
Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Website
Địa chỉ: Số 312 đường Cách Mạng Tháng 8, phường Quang Vinh, thành phố Biên Hoà , tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (0251).3847.778; Fax: (0251).3847.433; Email: stc@dongnai.gov.vn ​