Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Cơ quan ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công và phê duyệt phương án tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định mới

​          Ngày 16 tháng 09 năm 2022, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 56/2022/TT-BTC về hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó:

       - Cơ quan ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công:

          Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước của ngành, lĩnh vực đã được cấp có thẩm quyền ban hành, trường hợp danh mục hiện hành phù hợp với quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quyết định việc tiếp tục thực hiện danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

        Trường hợp cần thiết sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành danh mục dịch vụ chi tiết dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương và phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương, gửi Bộ Tài chính và các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để giám sát trong quá trình thực hiện.

          - Cơ quan phê duyệt phương án tự chủ tài chính

         + Đơn vị sự nghiệp công xây dựng phương án tự chủ tài chính và đề xuất phân loại mức độ tự chủ tài chính của đơn vị; lập dự toán thu, chi năm đầu thời kỳ ổn định theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này; báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (đơn vị dự toán cấp 1) theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

          Đối với đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị xây dựng phương án tự chủ tài chính và đề xuất phân loại mức độ tự chủ tài chính gửi cơ quan tài chính cùng cấp theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

         + Căn cứ phương án tự chủ tài chính do đơn vị đề xuất, cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp, thẩm tra phương án phân loại mức độ tự chủ tài chính và dự toán thu, chi của các đơn vị trực thuộc, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để xem xét, có ý kiến theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ; cụ thể đối với các đơn vị trực thuộc địa phương quản lý:

          Cơ quan quản lý cấp trên xem xét, thẩm tra dự toán thu, chi thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định của các đơn vị trực thuộc; trong đó xác định kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ từ nguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn thu phí được để lại chi (nếu có) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ; dự kiến phân loại các đơn vị trực thuộc theo mức tự chủ tài chính, tổng hợp phương án phân loại và dự toán thu, chi của các đơn vị, gửi cơ quan tài chính cùng cấp theo Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

          Cơ quan tài chính cùng cấp căn cứ kết quả thẩm tra và đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên, xem xét, có ý kiến bằng văn bản về việc phân loại đơn vị theo mức tự chủ tài chính; kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ từ nguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn thu phí được để lại chi (nếu có) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ;

          Sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan quản lý cấp trên trình Ủy ban nhân dân các cấp (hoặc cơ quan được phân cấp) quyết định giao quyền tự chủ cho các đơn vị trực thuộc (đối với các đơn vị thuộc tổ chức chính trị thì cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan được ủy quyền quyết định giao quyền tự chủ cho các đơn vị theo thẩm quyền), trong đó: xác định phân loại đơn vị; mức kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên giao tự chủ cho các đơn vị (nhóm 3 và nhóm 4) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ; kinh phí đặt hàng; nguồn thu phí được để lại chi (nếu có) theo mẫu tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

        Đối với đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan tài chính cùng cấp căn cứ phương án tự chủ tài chính của đơn vị báo cáo, xem xét, thẩm tra dự toán thu, chi thường xuyên giao tự chủ năm đầu thời kỳ ổn định của đơn vị; trong đó xác định kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ từ nguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn thu phí được để lại chi (nếu có) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ; dự kiến phân loại đơn vị theo mức độ tự chủ tài chính của đơn vị theo quy định; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao quyền tự chủ cho các đơn vị (áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công thuộc Ủy ban nhân cấp tỉnh/Ủy ban nhân dân cấp huyện)​

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TÀI CHÍNH - ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Sở Tài Chính - Đồng Nai
Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Website
Địa chỉ: Số 42 đường Cách Mạng Tháng 8, phường Quang Vinh, thành phố Biên Hoà , tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (0251).3847.778; Fax: (0251).3847.433; Email: stc@dongnai.gov.vn ​